Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Đang yên đang lành, võ sĩ bỗng nhiên đổ gục như bị "ma làm" khiến tất cả hoang mang, mọi thứ chỉ sáng tỏ nhờ kết luận của các bác sĩ

Trong thể thao đối kháng nói chung và MMA nói riêng, có vô vàn cách khác nhau để một võ sĩ hạ gục đối thủ của mình, từ đấm đá chỏ gối cho tới các đòn khóa siết. Tuy nhiên, có lẽ không trận đấu nào lại có pha knock-out đặc biệt như trong trận James Vake đánh bại đối thủ Michael McDaniel. Cũng vì lý do đó nên màn so tài này đến nay vẫn được các fan chia sẻ lại bất chấp đã diễn ra được hơn 3 năm.

Trận đấu tại sự kiện XFC 28 diễn ra sôi động ngay từ những giây đầu tiên. Vake nhanh chóng quật ngã được đối thủ xuống sàn và thực hiện thành công một đòn khóa cổ từ phía sau. Tuy nhiên, McDaniel cho thấy khả năng chịu đựng tuyệt vời để rồi thoát ra khỏi thế hiểm nguy.

Đến lúc này, cao trào mới diễn ra. Đang yên đang lành, McDaniel bỗng đổ gục xuống sàn ngất xỉu bất chấp không có tác động nào. Anh chàng này sau đó đã có thể tỉnh lại nhờ sự chăm sóc của đội ngũ y tế. Không biết nguyên nhân McDaniel bất tỉnh, BTC đành phải tuyên cuộc đối đầu này là "Không kết quả", tức không có người thắng người thua.

Võ sĩ bất ngờ đổ gục dù không có tác động

Thời điểm ấy, truyền thông và dân tình hoang mang tột độ về cú đo ván lạ lùng. Tờ Worldstar cho rằng nguyên nhân McDaniel ngã gục là do "ma làm". Một số fan thì hài hước nhận định đối thủ James Vake đã dùng "khí công" trong truyện kiếm hiệp để hạ đối thủ.

Cuối cùng, mọi nghi ngờ cũng như đồn đoán đã có lời giải với kết luận từ BTC. Theo đó, không hề có thế lực siêu nhiên nào tác động tới kết quả trận đấu.

Đang yên đang lành, võ sĩ bỗng nhiên đổ gục như bị ma làm khiến tất cả hoang mang, mọi thứ chỉ sáng tỏ nhờ kết luận của các bác sĩ - Ảnh 3.

Hóa ra, McDaniel bất tỉnh là do tác động từ pha khóa cổ trước đó.

"Đó là một tình huống không may. Các bác sĩ cho hay anh ấy bất tỉnh là do thiếu oxy dịch thuật lên não bởi đòn khóa cổ trước đó. Chúng tôi xin khẳng định McDaniel đã được kiểm tra sức khỏe và đủ khả năng tham dự trận đấu này", XFC lên tiếng.

Với nhận định này, kết quả của trận đấu cũng bị thay đổi. Nhận thấy đòn khóa của Vake là nguyên nhân dẫn tới việc McDaniel bị thiếu oxy, BTC đã quyết định trao chiến thắng cho tay đấm người Úc.

"Một trong những pha knock-out kỳ lạ nhất trong lịch sử", trang Thglife nhận định.

Sau trận thua có một không hai, sự nghiệp của McDaniel khá lận đận với chỉ một thắng trong 5 lần thượng đài kế tiếp. Trong khi đó, Vake khá hơn bằng thành tích 3 thắng, một thua.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động

Đầu tháng 4, Ban quản lý Vinhomes gửi thư cho các cư dân về việc tạm ngừng thực hiện thu trực tiếp các khoản phí dịch vụ tại quầy lễ tân các tòa nhà. Cư dân có thể sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử VinID, Internet Banking hoặc tại các điểm giao dịch của ngân hàng.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 1.

Trên hệ thống của VinID, hay các ví điện tử khác hiện nay như ZaloPay, Moca của Grab, hệ thống internet banking của các ngân hàng đều có dịch vụ thanh toán tiền điện, nước. Nếu cách đây 10 năm, hàng tháng sẽ có một nhân viên điện lực hoặc nước sạch đến từng nhà dân gõ cửa để thu tiền hàng tháng, thì ở thời điểm hiện tại chỉ cần một cú chạm trên di động, người dân có thể thanh toán chi phí điện nước trong 2 giây.

Khởi nguồn từ cổng thanh toán của một trò chơi điện tử trực tuyến

Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) đã chia sẻ về sự ra đời của Payoo, nền tảng đứng sau các giao dịch thanh toán hóa đơn thông qua Grab (Moca), VinID, các cửa hàng Thế giới di động, FPTShop, Vinmart… với tổng giá trị giao dịch đạt 100.000 tỷ đồng/năm.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 2.

Ông Ngô Trung Lĩnh (giữa)

Xuất phát điểm từ những năm 2007-2008, bắt đầu từ cổng thanh toán chơi game, nhóm phụ trách vận hành kỹ thuật tại Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTel), đã quan sát và nhận thấy nhu cầu giao dịch điện tử không dừng ở các giao dịch game online mà cả thị trường thanh toán thời điểm đó rất sơ khai. Từ xuất phát điểm đó, VietUnion ra đời, lấy thương hiệu Payoo, bắt đầu phát triển công cụ thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử.

Tuy nhiên, một khoảng thời gian rất lâu thương mại điện tử Việt Nam mới thành hình và phát triển như hôm nay. Để tồn tại và phát triển được, Payoo quan sát việc thanh toán hóa đơn tại Việt Nam còn khá thô sơ. Thời điểm trước, nhân viên thu tiền điện nước đến từng nhà thu tiền vào giờ hành chính, số tiền được thông báo quá các tờ hóa đơn, nhưng hiện nay các gia đình trẻ rất khó có người ở nhà để thanh toán các hóa đơn này. Do đó từ năm 2011 -2012 công ty tập trung vào việc xây dựng nền tảng để hỗ trợ việc thực hiện thanh toán hóa đơn, sau khi được cổ đông Nhật Bản là NTT Data, một ông lớn trong lĩnh vực thanh toán hóa đơn của Nhật Bản vào rót vốn.

"Chúng tôi đã chủ động kết nối trực tiếp đến hệ thống điện tử của các đối tác điện nước. Thời điểm 2012-2013, để tiếp cận các công ty nhà nước rất khó khăn vì hạ tầng kỹ thuật của họ khá thô sơ, do đó chúng tôi hỗ trợ họ tạo kênh kết nối điện tử, qua kênh đó khách hàng có thể thanh toán và thấy được tiền nợ của mình trực tuyến. Để tạo niềm tin với người dân ở những ngày đầu, chúng tôi làm việc trực tiếp với các cơ sở điện lực để đặt thông tin trên website, quầy thông tin về việc Payoo là đối tác được phép của điện nước thanh toán hóa đơn. Song song đó, chúng tôi kết nối với các ngân hàng, khách hàng đến ngân hàng giao dịch có các dịch vụ cộng thêm thì họ sẽ dần quen thuộc.

Các cô đi siêu thị thấy quầy thanh toán, các đối tác liên kết đều là các đối tác tên tuổi trên thị trường và có lòng tin cao như Vingroup, FPT shop, Thế giới di động, Pico, Media Mart, Family Mart.. mọi người thấy khá quen thuộc thì thông qua đó xây dựng được niềm tin, khách hàng thấy tin cậy hơn. Khách hàng cuối cùng thấy phương thức thanh toán mới phù hợp hơn với cách trước đây", ông Lĩnh chia sẻ về những ngày đi xây viên gạch đầu tiên.

Payoo = Pay Online + Offline

Payoo phát âm là "Pay-You", mang thông điệp "thanh toán cho bạn", viết tắt của Pay Online và Offline. Nghĩa là không chỉ bao gồm thanh toán trực tuyến trên internet mà bao gồm cả các quầy giao dịch ở các cửa hàng tiện lợi.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 3.

Hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ kết nối hệ thống thanh toán với nền tảng của Payoo

Số liệu của Payoo cho biết nền tảng này hiện đã liên kết được với 40 ngân hàng, hơn 300 doanh nghiệp và kết nối với gần 12.000 điểm hỗ trợ thanh toán trên toàn quốc. Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán được hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua các ví điện tử như Zalo Pay, VinID, SenPay, Moca (Grab); hệ thống cửa hàng tiện lợi, cửa hàng điện máy, cửa hàng công nghệ, siêu thị…, như Thế giới Di động, FPT Shop, VinMart, VinMart+, Circle K, FamilyMart, B’s mart, Ministop, Phamarcity… hoặc thanh toán tại quầy giao dịch của ngân hàng, thanh toán online trên website, qua ứng dụng của ngân hàng hoặc Payoo.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 4.

Ông Lĩnh chia sẻ, "Payoo muốn trở thành người trợ giúp các đối tác để cùng xây dựng một kênh thanh toán hữu ích cho Việt Nam. Không có kênh nào là tốt nhất, cho dù phục vụ 3-5% đối tượng khách hàng thì mình cũng sẽ tìm giải pháp để phục vụ. Làm thế nào vùng nông thôn, các cửa hàng nhỏ lẻ cũng có thể tiếp cận được với các công cụ mới".

Việc tiếp cận cả online và offline để có thể phủ khắp được tất cả thành phần khách hàng, từ người trẻ có thể tiếp cận công nghệ, thanh toán học phí, bảo hiểm, internet, đến những bà nội trợ có thói quen đi chợ có thể ra các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị như Vinmart, Lotte, Aeon, …để thanh toán tiền điện nước. Và đó là những khoản thanh toán thường xuyên, nên sẽ góp phần tạo khách hàng quen thuộc cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Sau 12 năm hoạt động, nền tảng của Payoo có thể xử lý thanh toán cho hơn 350 loại hóa đơn dịch vụ như điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet, tài chính, bảo hiểm…, với tổng giá trị xử lý giao dịch qua Payoo khoảng 100.000 tỷ VND/năm (tương đương khoảng hơn 4 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xử lý trên mỗi giao dịch của nền tảng này đạt 50% mỗi năm trong suốt 5 năm qua. Hiện công ty này đang phục vụ 20 triệu người dân Việt Nam.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 5.

Tuy nhiên khi nói về Payoo, Tổng giám đốc Ngô Trung Lĩnh lại khá khiêm tốn và cho rằng "Payoo xem mình là một người xây dựng nền tảng để giúp các đối tác của mình tạo ra dịch vụ hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Là cánh tay nối dài của hệ thống ngân hàng, và là người đứng sau thúc đẩy các đối tác thành công. Khi các đối tác phát triển thì mình cũng phát triển. Chúng tôi muốn dịch vụ thanh toán mua sắm trực tuyến của Việt Nam tương đương với các nước phát triển".

Tại sao các đối tác Grab, VinID , hệ thống ngân hàng cần hạ tầng của Payoo?

Trả lời câu hỏi của người viết, ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, trong suốt 9 năm qua Payoo đã kết nối được với hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ, và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với các hệ thống ngân hàng hay các cửa hàng tiện lợi, ví điện tử, thay vì họ phải đi kết nối với từng đối tác một, và có thể phải mất 4-5 năm để làm như những gì Payoo đang làm, thì nếu hợp tác chỉ tốn 3-4 tuần. "Các đối tác dành nguồn lực để phát triển dịch vụ lõi của mình thì sẽ tốt hơn".

Payoo cũng cung cấp hạ tầng về máy móc, trang thiết bị điện tử cho các đối tác để có thể chấp nhận được mọi thanh toán. phiên dịch Thông qua một kết nối, ngân hàng có thể tiếp cận tới 12.000 cửa hàng trên toàn quốc. Với các đơn vị giao hàng cơ động, các cửa hàng có thể trang bị các máy POS di động nhỏ có thể quẹt tại chỗ bằng thẻ hay QR.

Cú hích chuyển đổi số

Dịch Covid-19 lần này xảy đến đã tạo ra một cú hích cho các doanh nghiệp chuyển đổi số và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Với Payoo, đó là cơ hội.

Một đơn vị trong lĩnh vực giáo dục trước đây lưỡng lự trong việc học trực tuyến thì nay vì dịch Covid-19, họ yêu cầu cung cấp dịch vụ trực tuyến và phụ huynh đóng học phí qua online. "Chuyển đổi số diễn biến nhanh hơn rất nhiều", ông Lĩnh bình luận.

Trong vài năm qua sau khi tạo được kết nối thanh toán hóa đơn mang tính định kỳ hàng tháng Payoo đã phục vụ khoảng 20 triệu khách hàng thường xuyên. Công ty này đã phát triển nhiều phương tiện hỗ trợ chấp nhận thanh toán hiện đại phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực tài chính công nghệ, như thanh toán bằng mã QR, cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán nhiều lần thay vì thanh toán 1 lần (trả góp)…

Dư địa phát triển còn rất nhiều

Ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, tính sẵn sàng tiếp cận cái mới của người Việt Nam rất cao, điều này thể hiện thông qua số người có điện thoại di động và kết nối internet khắp nơi. Tuy nhiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn một khoảng cách rất lớn trong việc tiếp cận đến tài chính công nghệ, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa. Số lượng người có tài khoản ngân hàng vẫn thấp. Gần đây Chính phủ đã đẩy mạnh hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực fintech phát triển.

"Các công ty fintech còn nhiều sân chơi để phát triển, chúng ta chỉ có khoảng 300.000 máy POS trong khi số cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam phải đến 2 triệu cửa hàng, bên cạnh đó mạng xã hội phát triển khiến các giao dịch giữa cá nhân và cá nhân mua bán online tăng mạnh, do đó không gian còn rất rộng. Tương lai sắp tới, các tập đoàn công nghệ lớn đang mở rộng dần các mảng dịch vụ mới thì các công ty fintech có nhiều cơ hội phát triển cùng", ông Lĩnh kết luận.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Những "tay chơi" khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường

Những giai thoại "tiền tỷ"

Cựu tuyển thủ Vũ Như Thành từng được biết đến như là trung vệ đắt giá nhất của Việt Nam trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Anh từng chia sẻ rằng tổng số tiền chuyển nhượng mà anh có được lên đến 30 tỷ đồng. Cộng với số tiền có được từ việc kinh doanh bất động sản, đã có lúc trong tay Vũ Như Thành có đến 50 tỷ đồng, một số tiền khổng lồ vào cuối những năm 2000.

Nhà vô địch AFF Cup 2008 từng chia sẻ: "Tôi nhiều tiền nhưng quản lý kém. Nếu không chơi cá độ hay đi vũ trường nhiều, có lẽ tôi không tiêu được hết tiền.

Có thời điểm ngày hôm trước đi chơi, hôm sau tôi lại ra sân tập luyện bình thường. Cũng có ngày tôi có thể mất đến 1, 2 tỷ đồng".

Những tay chơi khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường - Ảnh 1.

Như Thành từng là một trong những cầu thủ giàu nhất Việt Nam. Ảnh: GN

Một người đồng đội khác của Như Thành trong màu áo ĐTQG là hậu vệ Huỳnh Quang Thanh cũng từng là ngôi sao số 1 bên hành lang cánh của Việt Nam. Với tài năng của mình, không khó để Quang Thanh được các đội bóng trải thảm đỏ, chi tiền khủng để mời về thi đấu. Thời kỳ đỉnh cao, cựu cầu thủ Bình Dương có thể kiếm đến 20 tỷ đồng, nhưng việc tiêu xài hoang phí, có lúc lên đến 200 triệu đồng một ngày khiến anh không có nhiều khoản tích góp khi giải nghệ.

Bên cạnh hai cái tên kể trên, cậu bé vàng một thời Phạm Văn Quyến cũng là "tay chơi" có tiếng ở Nghệ An. Không có những giai thoại "đốt tiền tỷ" như nhiều người khác nhưng trong giai đoạn có phong độ cao nhất, Quyến "béo" từng khiến đồng đội mắt tròn mắt dẹt với những gì mà anh sở hữu.

Trong cuốn tự truyện của mình, Công Vinh từng tiết lộ rằng khi anh cùng nhiều cầu thủ khác chưa biết điện thoại di động là gì thì Văn Quyến đã sở hữu một lúc hai chiếc điện thoại Nokia đời mới nhất vào đầu những năm 2000.

Những tay chơi khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường - Ảnh 2.

Văn Quyến từng là tay chơi có tiếng ở SLNA. Ảnh: Bạch Dương

Những người "bay cùng nhau" rồi nhập viện vì bị đâm

Trong những năm 2000, giới truyền thông từng không ít lần dậy sóng với những vụ việc cầu thủ bị đâm rồi phải nhập viện sau những đêm đi vũ trường.

Năm 2003, sau trận đấu với SLNA tại V.League, thủ thành số một của Đà Nẵng khi đó là Đỗ Ngọc Thế đã bị một nhóm côn đồ ở Đà Nẵng hành hung và rơi vào trạng thái hôn mê. Nguyên nhân là giữa nhóm bạn của Ngọc Thế với một số thanh niên khác đã xảy ra xích mích, xô xát tại vũ trường Phương Đông (Đà Nẵng). Hung thủ dùng lưỡi lê súng AK đâm thủng ruột già và làm đứt dịch thuật ruột non.

Hai cựu cầu thủ SLNA là Phi Hùng và Hồng Việt cũng từng bị côn đồ chém bị thương vào các năm 2005 và 2011. Nguyên nhân đều là do say xỉn, mất kiểm soát rồi gây hấn với những đối tượng manh động.

Những tay chơi khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường - Ảnh 3.
Những tay chơi khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường - Ảnh 4.

Phi Hùng và Hồng Việt là những tài năng của SLNA nhưng không thể trở thành ngôi sao vì những rắc rối ngoài sân cỏ.

 

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 8: Bà cả hùng hổ vác súng lục đến tìm tiểu tam, lần này toang thật rồi gái xinh ơi!

Vốn được dán nhãn 19+ thế nhưng đa phần khác giả của Thế Giới Hôn Nhân chỉ nghĩ phim bị giới hạn độ tuổi vì có những cảnh nóng tạo bạo đi kèm một vài phân đoạn máu me không quá ghê rợn như những gì đã diễn ra ở 7 tập đầu thế nhưng sang đến preview tập 8, nhãn 19+ mới thực sự phát huy năng lực. Trong đoạn preview ngắn, bà cả Sun Woo ( Kim dịch thuật Hee Ae ) bất ngờ vác một khẩu súng hùng hổ lao tới chỗ của tiểu tam và hội bạn. Chưa biết chuyện gì xảy ra nhưng với tính cách của Sun Woo, việc nổ súng là điều mà cô thực sự dám làm.

Preview tập 8 Thế Giới Hôn Nhân

Bà cả cầm súng tới tìm tiểu tam

Một số hình ảnh khác trong preview tập 8:

Nhà của Tae Oh bất ngờ bị ném đá

Tae Oh vẫn hạnh phúc bên tiểu tam nhưng có vẻ mối quan hệ của họ không thật sự tốt đẹp, nhất là khi Da Kyung nhắc tới con trai chồng

Một bữa tiệc của Da Kyung và hội bạn bên chồng nhưng có vẻ cô nàng không đối đãi tốt với bạn của chồng như cách mà Sun Woo vẫn làm

Bộ phim Thế Giới Hôn Nhân phát sóng lúc 21:00 giờ Việt trên JTBC mỗi thứ sáu, thứ bảy hàng tuần.

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân ở khắp nơi trên thế giới đã đổ xô tích trữ một số sản phẩm như đồ ăn và giấy vệ sinh do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Thế nhưng, ít ai biết rằng vợ chồng tỷ phú Bill và Melinda Gates đã bắt đầu dự trữ thực phẩm trong tầng hầm của họ trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra - Ảnh 1.

Ngày 16/4 vừa qua, bà Melinda chia sẻ với BBC Radio Live: "Vài năm trước, chúng tôi từng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu không có nước sạch và thức ăn? Chúng ta sẽ phải đi đâu, làm gì với tư cách là một gia đình? Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng mình cần chuẩn bị một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định nếu có biến cố xảy ra.

Gia đình tôi đã mua một ít đồ ăn để ở tầng hầm phòng khi cần dùng đến và thời điểm hiện tại cũng như vậy. Tất nhiên, chúng tôi không thể chuẩn bị trước một loại thuốc hay vắc-xin cụ thể nào bởi đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng Covid-19. Đây là đại dịch mà tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng.

Gần đây, trong các bữa tối, chúng tôi đều nói đến việc mình đã may mắn như thế nào khi có thể quây quần bên nhau và thưởng thức bữa ăn thay vì phải vật lộn từng bữa như rất nhiều gia đình khác đang chịu ảnh hưởng của đại dịch".

Từ tận năm 2010, Bill Gates đã cảnh báo về một đại dịch trong một bài đăng trên blog sau khi dịch cúm H1N1 bùng phát năm 2009. Tại một sự kiện do Hiệp hội Y khoa Massachusetts và Tạp chí Y học New England (NEJM) tổ chức vào tháng 4/2018, vị tỷ phú từng nói rằng thế giới chưa sẵn sàng cho một đại dịch như vậy, thứ sẽ khiến tất cả mọi người phải lo lắng. dịch thuật Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần chuẩn bị cho đại dịch nghiêm túc như cách chuẩn bị cho một cuộc chiến".

Nhà đồng sáng lập Microsoft dường như đã trải qua sự chuẩn bị như vậy từ khi còn nhỏ: Ông lớn lên trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh lạnh. Gia đình ông có một cái thùng chứa đầy lon thức ăn và nước uống trong tầng hầm để đề phòng bất trắc.

Tỷ phú 67 tuổi chia sẻ trong một cuộc trò chuyện năm 2015: "Khi còn nhỏ, thảm họa mà chúng tôi lo lắng nhất là chiến tranh hạt nhân. Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ đi xuống hầm để trú ẩn và sử dụng những thứ đã chuẩn bị từ trước. Còn ngày nay, nguy cơ thảm họa toàn cầu lớn nhất không phải chiến tranh hạt nhân, mà thay vào đó là virus gây bệnh truyền nhiễm.

Tính đến ngày 17/4, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế giới ghi nhận hơn 2,1 triệu trường hợp nhiễm bệnh và hơn 145.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ đang dẫn đầu với 677.056 người nhiễm và 34.580 người tử vong.

Ngày 15/4 vừa qua, quỹ Bill & Melinda Gates cho biết họ sẽ hỗ trợ thêm 150 triệu USD cho công tác phòng chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, qua đó, nâng tổng số tiền cam kết của tổ chức này lên 250 triệu USD. Bên cạnh đó, tỷ phú Bill Gates còn cam kết đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng 7 nhà máy để tìm ra vắc-xin phòng bệnh sớm nhất có thể.

Fangirl thành công nhất Kpop: Đi học thì mê 2NE1 và Super Junior, debut liền được collab với thần tượng; thích sao US-UK nào là được đáp lại ngay

Trước khi trở thành idol Kpop, rất nhiều chàng trai, cô gái đã từng hâm mộ những nghệ sĩ tiền bối và coi họ như một phần động lực để thực hiện ước mơ làm ca sĩ. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như WheeIn ( MAMAMOO ). Nữ idol không những hát hay, nhảy đẹp mà còn là fangirl cực kì thành công khi từ lúc gia nhập Kbiz đến nay, cô liên tiếp có cơ hội gặp mặt, hợp tác với thần tượng một thuở, đã vậy còn nhận được những "lời có cánh" từ những người mình yêu mến.

Fangirl thành công nhất Kpop: Đi học thì mê 2NE1 và Super Junior, debut liền được collab với thần tượng; thích sao US-UK nào là được đáp lại ngay - Ảnh 1.

WheeIn cứ thích idol nào là y rằng được đáp lại!

Theo WheeIn, 2 thần tượng được cô hâm mộ cuồng nhiệt từ lúc ngồi trên ghế nhà trường chính là 2NE1 và Super Junior. Khi còn học tiểu học, thành viên MAMAMOO thích Super Junior đến nỗi lập từng thư mục chứa ảnh cho các thành viên trên trang Cyworld (mạng xã hội nổi tiếng của Hàn ngày xưa) và nhớ hết tên thật của cả nhóm. Lên cấp 3, cô và người bạn thân Hwasa từng cover ca khúc "I Don’t Care" của 2NE1 trong một lễ hội của trường.

2NE1 và Super Junior là 2 thần tượng lớn của WheeIn khi còn đi học

WheeIn và Hwasa hát "I Don't Care" của 2NE1 (khi chưa debut)

Thế rồi lòng hâm mộ nhiệt thành của nàng fangirl đã được đáp lại khi cô chiến thắng cuộc thi song ca "Duet Song Festival". Màn thể hiện của WheeIn đã khiến Heechul (Super Junior) ấn tượng đến nỗi anh mời nữ ca sĩ góp giọng trong ca khúc "Narcissus" do nam idol kì cựu thể hiện, thuộc dự án SM Station vào năm 2016.

"Narcissus" MV - Heechul (Super Junior) & WheeIn (MAMAMOO)

Thế nhưng cơ duyên hợp tác giữa WheeIn và thần tượng của mình chưa dừng lại ở đấy!

Năm 2019, MAMAMOO và Park Bom tình cờ quảng bá ca khúc dịch thuật mới cùng lúc. Chính main vocal đình đám 1 thời của 2NE1 là người chủ động muốn gần gũi với girlgroup của RBW Entertainment, qua đó mời WheeIn hợp tác trong ca khúc "4:44" của cô.

Park Bom cho biết: "Thời điểm ra album gần nhất, tôi quảng bá cùng lúc với MAMAMOO và lúc ấy tôi muốn thân thiết hơn với họ. Trong lúc chuẩn bị album, ý tưởng để WheeIn hát chung đột nhiên xuất hiện và tôi nghĩ đó là ý kiến hay. Tôi mừng là một bài hát hay đã ra đời vì tôi có cơ hội làm việc với cô ấy".

MV "4:44" – Park Bom (ft. Wheein of MAMAMOO)

Về phần WheeIn, khỏi phải nói nữ ca sĩ đã cảm thấy vinh dự thế nào khi được hợp tác với idol lâu năm của mình. Thành viên MAMAMOO xúc động đến nỗi khi nhắc đến ca khúc chung giữa mình và Park Bom trên trang cá nhân, cô đã gọi Park Bom là "thần tượng đầu tiên và cuối cùng của tôi khi còn nhỏ" . Chính cựu thành viên 2NE1 là nguồn cảm hứng để WheeIn trở thành ca sĩ như ngày hôm nay.

Về phần Park Bom, cô cũng bày tỏ sự xúc động khi là hình mẫu lý tưởng của đàn em, qua đó muốn thân thiết với WheeIn hơn nữa.

Fangirl thành công nhất Kpop: Đi học thì mê 2NE1 và Super Junior, debut liền được collab với thần tượng; thích sao US-UK nào là được đáp lại ngay - Ảnh 6.

Tình cảm của WheeIn đã được Park Bom đón nhận

Ngoài Park Bom và Super Junior, WheeIn còn thích cả SNSD và rapper Sik-K. Cô nàng fangirl từng gọi SNSD là "nhóm nhạc nữ mà nhóm nhạc nào cũng muốn trở thành", và kết quả là nữ idol được… ghép cặp với Hyoyeon trong show tạp kĩ "Secret Unnie".

Fangirl thành công nhất Kpop: Đi học thì mê 2NE1 và Super Junior, debut liền được collab với thần tượng; thích sao US-UK nào là được đáp lại ngay - Ảnh 7.

WheeIn trở thành fangirl thành công khi được đi show chung với Hyoyeon (SNSD)

Tương tự, sau nhiều năm fangirl Sik-K, vô số lần giới thiệu ca khúc của nam rapper với người hâm mộ, WheeIn đã thực hiện được ước mơ song ca cùng thần tượng khi anh chấp nhận lời mời hợp tác trong bài hát solo của cô. Khi "EASY" – ca khúc chung của 2 người ra mắt, Sik-K đã khen WheeIn là idol đa tài vì có thể hát, nhảy và diễn xuất tốt.

Fangirl thành công nhất Kpop: Đi học thì mê 2NE1 và Super Junior, debut liền được collab với thần tượng; thích sao US-UK nào là được đáp lại ngay - Ảnh 8.

WheeIn lại 1 lần nữa được hát chung với thần tượng

"Easy" (Feat. Sik-K) - Wheein (MAMAMOO)

WheeIn không chỉ là fangirl thành công với idol Kpop mà cô còn nhận được sự chú ý của nghệ sĩ nước ngoài. Fan của MAMAMOO đều biết WheeIn hâm mộ Kehlani khi thường xuyên cover ca khúc của nữ ca sĩ này, thậm chí từng thổ lộ mong muốn được chung sân khấu với thần tượng. Kết quả là Kehlani đáp lại WheeIn bằng lời hứa đôi bên gặp gỡ vào 1 ngày không xa.

WheeIn hát "Honey" của Kehlani

Kehlani hứa hẹn gặp gỡ fangirl "ruột" của mình vào 1 ngày nào đó

Tượng tự, khi WheeIn nhảy cover ca khúc "Be Like Me" của Lil Pump, nam rapper đã nhấn "thích" video này. Điều này cũng xảy ra khi Kiana Lede chia sẻ lại video nhảy cover ca khúc "Title" của cô do thành viên MAMAMOO thể hiện.

Có lẽ cho đến thời điểm này, chẳng fangirl nào thành công như WheeIn khi cô không chỉ là idol nổi tiếng mà còn được những người mình ngưỡng mộ quan tâm và ngỏ lời hợp tác!

WheeIn được cả Lil Pump và Kiana Lede chú ý

Fangirl thành công nhất Kpop: Đi học thì mê 2NE1 và Super Junior, debut liền được collab với thần tượng; thích sao US-UK nào là được đáp lại ngay - Ảnh 13.

WheeIn quả là fangirl thành công nhất "hệ mặt trời" khi vừa nổi tiếng, lại vừa được thần tượng quan tâm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chúng ta phải kiểm soát, tiến tới chung sống an toàn với dịch Covid-19

Trong cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 17/4,  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch.

"Điểm này rất quan trọng vì chúng ta không thể đóng kín cửa một mình, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo "mục tiêu kép". Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng",  Phó Thủ tướng nói.

Do đó, BCĐ yêu cầu toàn dân phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, để chết nhiều người.  

" Vì vậy chúng ta phải kiểm soát dịch thuật được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh, "Có an toàn mới phát triển được, nhưng tuyệt đối không được chủ quan".

Muốn chung sống an toàn chúng ta phải hiểu được về dịch bệnh này, sự nguy hiểm của nó và cơ chế lây lan, từ đó quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2, rất dễ thấy như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách, rửa tay, không tập trung đông người… 

Những giải pháp này hết sức quan trọng vì cơ chế lây lan của virus là chủ yếu qua đường giọt bắn từ nước bọt hoặc trực tiếp vào mũi, miệng, mắt người tiếp xúc gần hoặc nước bọt dính trên bề mặt rồi dính vào tay, từ tay lên miệng, mũi, mắt.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chúng ta phải kiểm soát, tiến tới chung sống an toàn với dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Theo Phó Thủ tướng  phải tiếp tục kiên định, quyết liệt tiếp tục thực hiện thật nghiêm, thật tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các hướng dẫn, và luôn bám sát nguyên tắc: Ngăn chặn – Phát hiện – Cách ly – Khoanh vùng – Dập dịch.

"Tinh thần cơ bản trong thời gian tới là chúng ta cần có giải pháp phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, từng nhóm ngành nghề để đảm bảo vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội", Phó Thủ tướng cho hay. 

Việt Nam đã hình thành được mô hình dự báo nguy cơ theo địa bàn từng tỉnh, thành phố để phân ra làm 3 nhóm: Nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp. 

Mức độ nguy cơ được xác định thông qua các nhóm chỉ số có tính khách quan như giao thông, mật độ dân cư, giao lưu quốc tế… và nhóm chỉ số có tính chủ quan như năng lực tổ chức thực hiện các chỉ thị của Đảng chính quyền, hướng dẫn của ngành y tế; năng lực sẵn sàng phát hiện, truy vết khi có người bị nhiễm, nghi nhiễm; năng lực của y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe, thăm khám tại nhà nhất là với nhóm người cao tuổi người có bệnh nền. 

"Tôi nhấn mạnh chúng ta phải tiếp tục chia được nhóm đến cấp huyện, cấp xã, thậm chí đến cấp thôn… để chúng ta có thể điều hành sát sao hơn, linh hoạt hơn, kịp thời hơn và trên hết là hiệu quả hơn trong thực hiện mục tiêu kép. Vì vậy, các tỉnh phải có bộ phận cập nhật số liệu, theo dõi hàng ngày", Phó Thủ tướng nói.  

Ông tin tưởng, Việt Nam  phải kiểm soát được dịch bệnh, chung sống an toàn, điều chỉnh tích cực. Vẫn phát triển được kinh tế - xã hội trong điều kiện có dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy những sự thay đổi, sự điều chỉnh tích cực, nhanh hơn theo hướng đúng đắn. 

"Tôi mong rằng các bộ ngành, địa phương cùng nhau thống nhất hành động. Mặc dù còn vất vả nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thành công", Phó Thủ tướng tin tưởng. 

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Người phát quà từ thiện mùa Covid-19: “Những người đi SH cũng dừng lại lấy

Dịch Covod-19 kéo dài, hàng loạt các hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ, hàng ngàn công nhân, người lao động trên cả nước rơi vào tình trạng mất việc, đối diện với những khó khăn về cơm áo gạo tiền.

Trong lúc toàn xã hội đang khó khăn, bên cạnh gói cứu trợ của Chính phủ, không ít cá nhân, tổ chức đã chung tay hỗ trợ những người khó khăn hơn. Những điểm phát gạo, mỳ tôm, trứng, dầu ăn... hay chỉ đơn giản là cái bánh mỳ, hộp sữa ủng hộ những người khó khăn cũng thật nhiều ý nghĩa.

Người phát quà từ thiện mùa Covid-19: “Những người đi SH cũng dừng lại lấy - Ảnh 1.

Tại các điểm phát hàng từ thiện đều có thông điệp "Ai cần đến lấy. Nếu bạn cần hãy lấy 1 phần. Nếu bạn đã ổn, xin nhường lại cho người khác".

Ở bất cứ điểm thiện nguyện nào, người ta cũng thấy dòng chữ ấm áp tình người: “nếu bạn thấy cần, hãy lấy 1 phần”.

Ngay phía dưới, cũng có dòng chữ: “nếu bạn đã ổn, xin nhường lại cho người khác”.

Thế nhưng, những ngày qua, dư luận xôn xao hình ảnh của những người ăn vận trang phục đẹp đẽ, đi xe sang, nhưng vẫn đỗ lại lấy hàng từ thiện gây ra nhiều tranh luận trái chiều.

"Tôi muốn dành cho những người thực sự cần"

Đã 5 ngày nay, chị Trương An Xinh cùng một người bạn của mình tự bỏ tiền túi ra để mua quà cứu trợ những người khó khăn trong mùa dịch Covid-19 . Chị Xinh tổ chức phát quà tại 7 điểm, ở các quận khác nhau trong thành phố Hà Nội. Mỗi xuất quà là những nhu yếu phẩm hàng ngày như gạo, mỳ tôm, trứng...

Chia sẻ về hoạt động của mình, chị Xinh cho biết, chị may mắn được sự hỗ trợ về sức lực của một số người em cùng công ty, bạn bè trong các nhóm chuyên đi từ thiện trên facebook hỗ trợ đứng phân phát hàng cứu trợ tại các điểm.

Vốn có công việc kinh doanh riêng, song những ngày này, chị Xinh dành nhiều thời gian hơn cho việc mua hàng, cùng mọi người đóng gói hàng hóa, đứng phát quà cho những người gặp khó khăn trong mùa dịch Covid-19.

“May mắn có rất nhiều bạn nhiệt tình hỗ trợ, để có thể chia ra làm nhiều điểm. Nếu như trước kia, chỉ cần đặt hàng sẽ có tận nơi, nhưng đang mùa dịch, hoạt động vận tải đều bị hạn chế, nhóm phải tự lên Vĩnh Phúc để chở gạo về Hà Nội đóng gói.

Sức người có hạn, nhưng công việc lại nhiều, mọi người làm ngày làm đêm để chuẩn bị cho kịp. Nhìn các bạn giúp đỡ mình vất vả cũng xót lắm. Nhưng vẫn nói vui với nhau rằng, công việc ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, mệt nhưng vui và ý nghĩa. Nói một cách sến sẩm, thì những lúc khó khăn, mới thấy tình cảm lên ngôi, thấy được sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người”, chị Xinh chia sẻ.

Với chị Xinh, niềm vui trong những ngày này, là khi được chứng kiến những món quà của mình được trao đến những người thực sự khó khăn và đang cần hỗ trợ.

“Mỗi lần làm từ thiện mới thấy có rất nhiều người khó khăn. Như cô Nhơn từ Thái Bình lên Hà Nội làm thuê, mùa này đang thất nghiệp, chú Dũng ở Cao Bằng, cô Hải ở Nghệ Tĩnh.... và có đến hàng ngàn người giống như họ.

Hỏi ra thì biết họ đều làm nghề nhặt ve chai, lao công, không quản bất cứ công việc nặng nhọc nào, chỉ mong kiếm được tiền để trang trải cuộc sống. Thường ngày, những người này chủ yếu nhặt ve chai ở các nhà hàng, quán ăn, nhưng nay đã đều đóng cửa, nên không có gì để làm”, chị Xinh kể.

Chị Xinh chia sẻ, từng có thời gian làm báo, sau đó chuyển sang kinh doanh, có cơ hội được đi đến nhiều nơi, từ miền núi, đến hải đảo xa xôi, hay cả những “xóm liều”, chị hiểu và đồng cảm với những khó khăn của người lao động.

Trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em, có cả những lao động từ tỉnh lẻ lên thành phố kiếm sống, nay vì dịch bệnh mà rơi vào cơn bĩ cực.

“Tôi làm chỉ với một mong muốn có thể giúp được những người thực sự khó khăn trong mùa dịch”.

Song chị Xinh cũng chia sẻ thật, trong những ngày qua, nhiều người không khó khăn, nhưng vẫn đến nhận hàng cứu trợ khiến nhiều người bất bình. “Có người đi chợ về tay xách nách mang cả túi đồ đủ thứ cá thịt, rau hoa quả, nhưng vẫn đỗ lại để lấy gói bột canh, túi gạo.

Có người nói rằng, đây là hàng của công ty phát, miễn phí, tội gì không lấy. Số lượng những người này so với nhóm lao động thực sự khó khăn không nhiều, chúng tôi vẫn phát quà, nhưng hy vọng có thể dành phần quà đó cho những người thực sự cần”.

Chị Trần Phương Lan (Lê Duẩn, Đống Đa) những ngày này cũng tự chuẩn bị đồ để phát từ thiện ngay trước cửa nhà mình cạnh đường tàu đoạn Lê Duẩn.

Người phát quà từ thiện mùa Covid-19: “Những người đi SH cũng dừng lại lấy - Ảnh 2.

Chị Trần Phương Lan tự bỏ tiền túi mua gạo, mỳ tôm phát cho những người gặp khó khăn.

Chị Lan chia sẻ, sống cạnh đường tàu, công viên, ngày nào chị cũng chứng kiến những người lao động, người vô gia biên dịch cư vật vạ qua đêm ở ghế đá, bữa ăn đôi khi chỉ là cái bánh mỳ khô, chai nước lọc, họ đi lượm ve chai sống qua ngày. Với mong muốn chia sẻ khó khăn với mọi người trong mùa dịch. Chị Lan quyết định bỏ tiền túi để mua đồ ủng hộ những người khó khăn.

Mỗi suất quà của chị Lan gồm 10 cân gạo, 1 thùng mỳ tôm, 1 chai dầu ăn. “Ban đầu tôi chỉ chuẩn bị 100 suất quà, nhưng không ngờ, trong ngày đầu tiên đã hết 300 suất, lại phải đi mua thêm. Cũng đến lúc này, mới thấy xung quanh mình còn nhiều người khó khăn đến thế. Có nhiều người chuyên chạy xe ôm, bán hàng rong đi từ Pháp Vân, Tứ Hiệp về để nhận quà”.

Đến hôm nay khi hết gạo, hết mỳ, chị Lan lại tiếp tục đi mua bánh mỳ ruốc, sữa để phát “tạm”. “Với nhiều người bán hàng rong, xe ôm, từng ấy với họ cũng là một bữa, nên nếu cố được đến đâu thì tôi vẫn cố để làm”.

Chị Lan cho biết, trong 3 ngày phát hàng từ thiện, mỗi ngày chị cũng gặp vài trường hợp đi xe sang, mặc đẹp nhưng vẫn nhận quà từ thiện.

“Có cả người đi SH cũng dừng lại lấy, tôi vẫn cho bình thường và nói nếu anh thực sự cần thì lấy, còn nếu anh không thực sự cần thì có thể nhường cho người khác. Nhưng họ vẫn lấy. Mỗi ngày tôi phát hàng trăm suất quà cho hàng trăm người thực sự khó khăn, nên cảm thấy vui nhiều hơn".

Anh Nguyễn Hoài Anh, thành viên một nhóm phát quà từ thiện khác bày tỏ: “Chúng tôi cho rằng những người khó khăn họ mới lấy. Tôi không quan tâm họ đi xe gì, miễn là họ cảm thấy khó khăn và lương tâm không cắn rứt”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký Nghị quyết về gói an sinh xã hội lên tới hơn 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.

Theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH, khoảng 20 triệu đối tượng thuộc 7 nhóm được thụ hưởng gồm: Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên; Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động; Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020.

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Giữa đêm trường thất vọng, 3 chiến công của Văn Toàn giúp bóng đá Việt Nam "tỉnh giấc"

Loạt bài "90 phút phi thường" là nơi để người hâm mộ cùng nhớ lại những màn trình diễn xuất sắc, ghi lại dấu ấn đậm nét của các tuyển thủ Việt Nam, từ các đàn anh như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Thành Lương... đến những Quang Hải, Công Phượng, Đoàn Văn Hậu...

Đầu năm 2013, U19 HAGL JMG lên đường sang Nhật Bản dự Sanix Cup. Các cầu thủ phố Núi chỉ về đích thứ 6 chung cuộc, nhưng đó là tiền đề để họ trở thành nòng cốt của U19 Việt Nam dự giải U19 Đông Nam Á vào tháng 9 cùng năm.

Thời điểm ấy,  bóng đá Việt Nam  vừa trải qua hàng loạt thất bại ở AFF Cup và SEA Games. Cộng thêm những vụ việc lùm xùm tại V.League, niềm tin của người hâm mộ bị xói mòn biên dịch đáng kể. Không nhiều người quan tâm đến một đội bóng trẻ với những cái tên lạ hoắc, dẫn dắt bởi một HLV kém danh tiếng, sang Indonesia dự giải.

Nhưng chỉ cần một trận đấu, U19 Việt Nam dưới quyền HLV Graechen đã làm tất cả phải ngạc nhiên. Đó cuộc đọ sức với U19 Thái Lan diễn ra vào ngày 10 tháng 9 năm 2013, một ngày có thể coi là cột mốc đáng nhớ với nền bóng đá Việt Nam.

Giữa đêm trường thất vọng, 3 chiến công của Văn Toàn giúp bóng đá Việt Nam tỉnh giấc - Ảnh 2.

Các cầu thủ U19 Việt Nam ra sân trong trận đấu với U19 Thái Lan.

Chỉ 2 phút sau khi bóng lăn, đoàn quân đã phải nhận bàn thua đầu tiên. Một sai sót từ hàng thủ, cầu thủ đội bạn cướp được bóng và dễ dàng mở tỉ số. Sai lầm ấy đến từ một cố gắng phối hợp của U19 Việt Nam. Sau bàn thua, đoàn quân áo đỏ không hề mất tinh thần, vẫn tiếp tục triển khai những pha phối hợp được HLV Graechen truyền dạy kỹ càng. Và rồi sự tự tin, kiên nhẫn ấy được đền đáp.

Phút thứ 10, Công Phượng và Văn Toàn đập nhả tinh tế để tạo nên bàn san bằng cách biệt. Dẫn bóng đến sát vòng cấm địa, Phượng đột ngột dừng lại một nhịp, khiến cả hàng thủ Thái Lan khựng lại. Văn Toàn hiểu ý, lập tức lùi lại thực hiện pha bật tường với người đồng đội thân thiết. Đường chuyền của Toàn vừa hợp với đà di chuyển, đưa Phượng vào thế không thể không ghi bàn.

Càng chơi càng tự tin, U19 Việt Nam tiếp tục phô diễn những bài tấn công đầy biến hóa. Văn Toàn khi ấy còn chơi tiền đạo cắm liên tục làm khổ đội bàn bằng các pha xử lý khéo léo cùng những màn bứt tốc chóng mặt. Để ngăn chặn chân sút người Hải Dương, hậu vệ Thái Lan không ngần ngại vào bóng rất quyết liệt.

Khi tham dự giải U19 Đông Nam Á 2013, Văn Toàn mới 17 tuổi, kém tuổi so với hầu hết các đồng đội cũng như đối thủ.

Dù vậy, lối chơi rắn không giúp người Thái cản được Văn Toàn đưa Việt Nam vươn lên dẫn trước. Từ một đường chuyền của đồng đội, Toàn thoát xuống bên cánh phải, nhẹ nhàng đẩy quả bóng vượt qua thủ môn Thái Lan, làm tung mành lưới, nâng tỉ số lên 2-1.

Cơn ác mộng của người Thái chưa dừng lại. Ngay trước khi hiệp một khép lại, Văn Toàn lại lập công. Lần này, Công Phượng đã đáp lễ Toàn bằng một đường chọc khe hiểm hóc. Bẫy việt vị bị phá tan, các hậu vệ Thái gần như tuyệt vọng khi thấy Văn Toàn bất thình lình xuất hiện trong vòng cấm địa.

Chân sút quê Hải Dương xử lý 2 nhịp trước khi gẩy quả bóng bằng mũi chân ngược với chiều đồ người của thủ môn đội bạn. Bàn thắng thứ 3 cho U19 Việt Nam, và cả 3 lần đều có dấu giày Văn Toàn (2 bàn, 1 kiến tạo).

Trận đấu khép lại với tỉ số 3-2. Màn trình diễn đầy đam mê của Công Phượng, Văn Toàn và các đồng đội tạo nên sức hút to lớn cho U19 Việt Nam, kéo người hâm mộ trở lại với sân cỏ. Lứa U19 Việt Nam khi ấy trở thành một hiện tượng đặc biệt.

Các trận đấu của Công Phượng, Văn Toàn và đồng đội được đông đảo CĐV theo dõi, bất chấp chất lượng hình ảnh đôi khi khá tệ và kém ổn định. Và khi U19 Việt Nam trở về sân nhà, các khán đài luôn luôn chật kín.

Nhiều cầu thủ tham dự trận đấu với Thái Lan năm xưa đã trưởng thành và đóng vai trò quan trọng trong nhiều chiến dịch lớn sau này. Trong đó, 5/11 người đá chính đã lên ngôi cùng ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2018 (Văn Toàn, Công Phượng, Đức Huy, Xuân Trường, Hồng Duy).

Giải U19 Đông Nam Á 2013: U19 Việt Nam 3-2 U19 Thái Lan



Mở tiệm bánh nhưng thực khách cứ thấy chủ quán là sợ, đến khi 1 sự thật được tiết lộ, 1 cảnh tượng chưa từng thấy đã xuất hiện

Tiệm bánh kỳ lạ

Tại thành phố Kusatsu, tỉnh Shiga, Nhật Bản, cách nhà trẻ không xa, có một tiệm takoyaki không chút nổi bật (Takoyaki là một loại bánh nướng ăn nhẹ có hình cầu làm bằng bột mì với nhân bạch tuộc, nướng trong chảo takoyakiki. Thành phần chính của nhân bánh là bạch tuộc băm hay thái hạt lựu có thể trộn thêm một số thứ khác và rắc thêm một số gia vị).

Tất cả dụng cụ nấu nướng, nguyên liệu đều đặt hết trên chiếc xe tải nhỏ. Điều này khiến cho người ta không khỏi nghi ngờ, liệu rằng nó có phải là tiệm di động để cảnh sát hễ xuất hiện, người chủ dễ dàng thu dọn vật dụng tháo chạy?

Càng đáng sợ hơn là ông chú, chủ tiệm trông thật là dữ dằn, cho dù tiệm đặt giữa nhà trẻ và trường tiểu học, lũ trẻ chẳng những không dám mua mà còn sợ tới mức cắm cúi chạy thật nhanh.

Cho tới một ngày, truyền thông tiết lộ "ý đồ khác" của ông chủ tiệm. Ông tên là Akira Mizuno, chỉ bán takoyaki cho trẻ con, bạn nào càng nhỏ, giá bánh càng rẻ: Học sinh cấp 3 là 100 yên nhật ( khoảng 19,000 VND), học sinh cấp 2 là 50 yên nhật ( khoảng 10,000 VND), học sinh tiểu học ông bán 10 yên nhật ( khoảng 2,000 VND).

Mở tiệm bánh nhưng thực khách cứ thấy chủ quán là sợ, đến khi 1 sự thật được tiết lộ, 1 cảnh tượng chưa từng thấy đã xuất hiện - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Ở Nhật Bản, 1 suất takoyaki 8 miếng, giá bình quân là 800 yên nhật ( ~ 171,000 VND), vì thế nên giá 10 yên nhật (~ 2,000VND) chẳng khác nào tặng không khách hàng.

Ngay lập tức, thông tin này được lan truyền rộng rãi trong "tập khách hàng tiềm năng" của quán. Các bạn nhỏ đổ xô đến đây mua bánh mỗi khi chiếc xe di động xuất hiện – cảnh tượng khác xa so với sự đìu hiu vắng vẻ trước đây.

Nhiều bậc phụ huynh thấy con xin 10 yên để mua takoyaki đều nghĩ rằng con mình bị gạt, liền tìm đến tận nơi để nói cho ra nhẽ thì thấy hình cảnh: Mỗi bạn nhỏ lúc trả tiền đều nắm tiền trong lòng bàn tay, rồi cho cả vào một chiếc hộp có dòng chữ "hộp boxing", rồi mới thả tiền ra.

Cho dù đồng xu có mệnh giá là bao nhiêu, cũng đều không phát ra bất kỳ biên dịch tiếng động nào, bởi vì đáy thùng có đệm lớp vải dày. Thậm chí ông chủ sợ các bạn nhỏ học lớp bé không biết chữ, còn dịu dàng bổ sung thêm dòng chữ phiên âm.

Nói cách khác, nếu bạn nhỏ nào gia cảnh khó khăn, đói bụng có thể nắm bàn tay trống không để đổi lấy một suất takoyaki miễn phí mà chẳng ai biết.

Mở tiệm bánh nhưng thực khách cứ thấy chủ quán là sợ, đến khi 1 sự thật được tiết lộ, 1 cảnh tượng chưa từng thấy đã xuất hiện - Ảnh 4.

Ông chủ tiệm đã bảo vệ lòng tự trọng nhỏ bé của đứa trẻ bằng niềm vui từ một trò chơi, món takoyaki nóng hổi cũng chính là tấm lòng yêu thương ấm áp của chú chủ tiệm.

Như vậy chẳng ai còn ác ý suy đoán về chủ tiệm, mặc dù trông người có vẻ dữ tợn, nhưng tấm lòng của chú thì ấm áp như thiên sứ.

Các bạn nhỏ thì lại càng yêu mến chú, gọi chú là "chú boxing". Nhưng tiệm takoyaki boxing bí ẩn chỉ xuất hiện vào buổi chiều thứ 5 hàng tuần từ 3:30 tới 5:30. Bởi vì nghề nghiệp chính của "chú boxing" hoàn toàn không phải bán takoyaki mà là trạm trưởng trạm dừng chân đường phố, thành phố Lidong.

Tuổi thơ nghèo khó của chủ tiệm bánh

Cậu bé Mizuno Akira mất cha khi còn quá nhỏ. Mẹ cậu trở thành trụ cột chính của gia đình, bắt buộc phải đi làm thêm những việc vặt để có thêm tiền sinh hoạt, hai mẹ con vất vả cay đắng đi qua những ngày tháng nghèo khổ, bữa đói bữa no.

Lúc đó, Mizuno nhỏ tuổi thường nhìn các bạn ăn món takoyaki, cắn cá bào katsuabushi rôm rốp, trông vẻ vô cùng mãn nguyện.

Mở tiệm bánh nhưng thực khách cứ thấy chủ quán là sợ, đến khi 1 sự thật được tiết lộ, 1 cảnh tượng chưa từng thấy đã xuất hiện - Ảnh 6.

Thế nhưng, cậu bé trong người chẳng có một xu, dù đói bụng nhưng cũng chẳng mua nổi món takoyaki ngon lành đó, chỉ có thể thu mình trong góc tường, gặm chiếc cơm nắm khô khốc.

Lúc đó Mizuno nghĩ, nếu 10 yên nhật có thể mua được takoyaki thì thật tốt! Sau này, Mizuno nhờ nỗ lực phấn đấu mà mang đến cho mẹ và bản thân cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Nhưng nhìn thấy những đứa trẻ ngồi bên tiệm takoyaki, đôi mắt ngóng nhìn nhưng không mua nổi, trong lòng dậy lên những xót xa, như nhìn thấy chính mình lúc còn nhỏ.

Có một lần, Mizuno vô tình biết tới, có một người mở "nhà ăn nhi đồng", những bạn nhỏ gia cảnh nghèo khó có thể tới đó ăn miễn phí. Ông vô cùng xúc động và nghĩ nếu mình có thể mở được tiệm ăn như vậy thì có thể an ủi một chút nào đó tuổi thơ của những đứa trẻ nhà nghèo.

Thế là ông nghĩ cách, thuê một chiếc xe tải nhỏ làm tiệm di động, xin "chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm", ước mơ mở tiệm takoyaki tình thương dường như sắp thành hiện thực.

Mới đầu, rất ít bạn nhỏ tới đây, nhưng những đứa trẻ từng tới đều chia sẻ bí mật này với bạn bè. Cứ thể các vị khách nhỏ không ngừng lui tới.

Mizuno và các bạn nhỏ có 2 điều cam kết: Điều 1, sau khi tan học, ăn vặt bên đường, thì bắt buộc phải xin phép bố mẹ trước; điều 2, mặc dù món takoyaki của "chú boxing" không bán cho người lớn, nhưng các bạn nhỏ có thể chia sẻ cho những người lớn mà mình yêu mến.

Và như thế, rất nhiều bậc phụ huynh cũng được thưởng thức món ăn yêu thương này. Một món ăn nhỏ bé, có thể giúp trẻ con học được cách cảm ơn.

Mizuno giống như một anh hùng vô danh, dùng sức lực nhỏ bé của mình giúp đỡ phần nào cho những đứa trẻ đói nghèo. Sự tồn tại của những con người như vậy, khiến chúng ta cảm nhận được sự ấm áp của cuộc sống.